Book Info 📚

  • Author: [[Atsushi Innami]]
  • Related: [[Read]]

Summary 💬

  • Tác giả là một người bình luận sách. Tác giả đọc 2 cuốn sách mỗi ngày, 1 năm đọc được đến 700 cuốn sách.
  • Không cố gắng đọc theo kiểu học thuộc lòng (nguyên nhân khiến chúng ta đọc lâu) mà xây dựng thói quen đọc lướt (flow) để tìm kiếm những thông tin quan trọng.
  • Đọc sách giống như “tìm ngọc” hơn là “nghiên cứu”.
  • Ghi lại cảm xúc - “lý do khiến bạn rung động” khi đọc mỗi cuốn sách.
  • Đọc mỗi cuốn sách mới mỗi ngày
  • Nên hoàn thành mỗi cuốn sách trong cùng 1 ngày thay vì đọc lê thê trong nhiều ngày vì khả năng quên hết những thông tin đã đọc hoặc bị lẫn lộn kiến thức là rất cao.
  • Thay vì chụp lại 100% từ ngữ trong sách, hãy “chụp” lại 1% thông tin có giá trị.
  • 90% thông tin đã đọc sẽ bị quên, 10% kiến thức tinh hoa có thể nhớ và chắt lọc được qua mỗi cuốn sách cũng đủ để làm động lực đọc nhanh.
  • Không sử dụng tính năng highlight hay bôi màu khi đọc sách mà ghi chú bằng tay những thông tin chắt lọc được > 1 cách để diễn giải lại và quan trọng là hạn chế việc bôi quá nhiều thông tin 1 cách tham lam. Khi đọc lại sẽ bị ngợp trong 1 mớ thông tin phức tạp.
  • Nên ghi lại cảm xúc, ấn tượng gắn với cuốn sách khi đọc, lần sau mở lại ghi chú có thể giúp gợi lại bối cảnh và những ký ức trong lần đọc trước.
  • Tóm tắt nội dung cuốn sách bằng 1 dòng ngắn gọn. Sử dụng 1 câu quote thể hiện tinh thần cuốn sách.
  • Khi nghe nhạc chúng ta chỉ ghi nhớ lời bài hát nhưng sẽ không cố ghi nhớ giai điệu, tương tự như khi đọc sách chúng ta chỉ ghi nhớ những ý nghĩa quan trọng, không cố ghi nhớ từng từ một.

    Tips đọc sách

  • Đọc Foreword (Lời nói đầu) và TOC (Mục lục) của mỗi cuốn sách trước tiên.
    • Foreword là một dạng tóm tắt nội dung cuốn sách, cung cấp bối cảnh, mục tiêu của cuốn sách cũng như đối tượng độc giả được hướng đến. Có sẵn khi xem trước để mua ebook trên các nền tảng » để mua được sách chỉ cần đọc phần này và mục lục chứng tỏ nó phải chứa những thông tin giới thiệu quan trọng.
    • Mục lục = tấm bản đồ trong mê cung thông tin
  • Đọc các phần bôi đậm, h3 trong các đoạn văn (tóm tắt ý của một đơn vị nghĩa là các đoạn văn đi kèm)
  • Đọc 5 dòng đầu tiên, 5 dòng cuối cùng của mỗi đoạn dài hoặc trang khi đọc lướt.
  • Cấu trúc phổ biến của sách Self-help là Ý chính - Minh hoạ với kinh nghiệm tác giả - kết luận.
  • Phân loại sách 1 cách cơ bản:
    • Sách có thể đọc nhanh: kỹ năng, self-help, etc
    • Sách không cần đọc nhanh: Tiểu thuyết, văn học, etc
    • Sách không cần đọc
  • Sắp xếp và tổ chức lại giá sách mỗi 3 tháng, dọn dẹp các cuốn sách không còn quan trọng, tập trung vào các cuốn thực sự cần đọc.
  • Xây dựng thói quen đọc sách cố định hàng ngày vào cùng thời điểm với thời lượng nhất định và duy trì. Đọc vào buổi sáng sớm cho hiệu quả cao nhất.
  • Nếu chỉ đọc sách thì như hít vào mà không thở ra, chúng ta sẽ không chịu được lâu vì vậy cần thở ra tức ghi chú lại những điểu đã đọc được (tóm tắt và chắt lọc)

Photo credit: Blaz photo on Unsplash